THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI

Dịch Vụ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI

Điều kiện để nhập trái cây tươi vào Việt Nam

DANH MỤC VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU

Để nhập khẩu trái cây các bạn cần phải biết:

Trước tiên bạn nên tìm hiểu và kiểm tra loại trái cây mà bạn đang muốn nhập khẩu có được phép đưa vào thị trường Việt Nam hay không.

Mặt hàng trái cây tươi cần nhập khẩu có thuộc diện bị cấm hay hạn chế nhập khẩu hay không.

Vậy bạn cần nên vào Website của Cục bảo vệ thực vật kiểm tra xem mặt hàng của bạn có được phép nhập khẩu chưa.

Key tra cứu: DANH MỤC VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU TỪ HÀN QUỐC / NHẬT BẢN / TRUNG QUỐC / ÚC / ….

THÔNG TIN NGƯỜI NHẬP KHẨU CẦN BIẾT?

Nếu mặt hàng của bạn được phép kiểm dịch và không bị cấm nhập khẩu thì quy trình sẽ như sau:

Theo quy định tại điểm 2, Điều 1 Thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (Thông tư 39/2012), thì “quả tươi” là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 02/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm dịch thực vật (Nghị định 02/2007), để nhập khẩu trái cây vào Việt Nam, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương. (Bản scan để đăng ký kiểm dịch và bản gốc để kiểm dịch thực tế)
  2. Không có dịch hại thuộc diện điều chỉnh thuộc các danh mục: Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, nếu có dịch hại thì phải được xử lý triệt để.
  3. Phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
  4. Đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ nhập khẩu phải được xử lý bằng biện pháp kiểm dịch thực vật theo quy định.

Các thủ tục để nhập khẩu trái cây tươi về Việt Nam

Bước 1: Thủ tục xin giấy phép kiểm dịch của cục Bảo vệ Thực Vật

  1. Tổ chức, cá nhân (thương nhân) nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện
  2. Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
  3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật phải cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu 05/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  1. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT
  • Bản sao chụp hợp đồng thương mại
  • Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân
  1. Thời hạn giải quyết hồ sơ
  • 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
  • 18 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thông qua đường bưu điện

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại trạm kiểm dịch Thực vật.

  • Khi hàng đã về đến kho theo giấy báo hàng đến, bạn cần đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại trạm kiểm dịch. Hồ sơ đăng ký gồm:
    • Giấy đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Giấy phép kiểm dịch
    • Chứng nhận chất lượng (tương tự như giấy chứng nhận kiểm dịch ở bên đầu nước nhập khẩu) (Certificate of Quality)
    • Hóa đơn (Invoice)
    • Phiếu đóng gói (Packing list)
    • Vận đơn (Bill of Loading)
    • Tờ khai…

Song song việc nộp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nộp hồ sơ hải quan. Để tiếp nhận hồ sơ và phân cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:

  1. Tờ khai nhập khẩu
  2. Hóa đơn (Invoice)
  3. Phiếu đóng gói (Packing list)
  4. Vận đơn (Bill of Loading)
  5. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)…
  • Nếu tờ khai luồng đỏ thì cần thêm bước kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Sau khi tờ khai đươc duyệt, bạn ra kho hàng để bóc chứng từ làm phiếu xuất kho.
  • Khi hàng ra gọi cho cán bộ kiểm dịch lấy mẫu. (Nếu tờ khai luồng đỏ mời cán bộ kiểm hóa ra kho hàng để kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu).
  • Về trạm kiểm dịch để đóng phí kiểm dịch, phí nhà nước.
  • Nhận kết quả kiểm dịch và kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nộp lại cho hải quan để thông quan lô hàng.
  • Gọi xe vào kho hàng hóa để đưa hàng về (Có thể linh hoạt khi cán bộ kiểm dịch và kiểm hóa đã lấy mẫu và kiểm tra xong)
  • Một số điều cần lưu ý khi làm hàng trái cây tươi:

Một số doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu trái cây tươi, đây là mặt hàng không thể bảo quản lâu ở nhiệt độ bình thường. Vậy nên tìm hiểu kỹ các bước làm thủ tục, vì nếu làm chậm một bước lô hàng của bạn sẽ có thể kéo dài đến hôm sau hoặc hôm sau nữa thì trái cây sẽ dễ bị hư hỏng. Nếu lưu kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ ở kho hàng thì chi phí lưu kho cũng sẽ khá cao.

Bài viết trên chia sẽ thủ tục nhập khẩu trái cây tươi, mong rằng sẽ giúp ít được cho các bạn.

Chúc các bạn gặp nhiều may mắn!!

Nếu các bạn cần tìm Công Ty cung cấp dịch vụ nhập khẩu trái cây, hãy liền hệ với Công Ty Chúng Tôi trong những lô hàng đầu tiên. Bình An Logistics sẽ phục vụ khách hàng một cách tận tâm – chuyên nghiệp – hiệu quả nhất. Hạnh phúc của quý khách hàng là niềm vui của Công Ty Chúng Tôi.

 

BINH AN LOGISTICS SERVICES AND TRADING CO., LTD.

Esales@binhanlogistics.com              |    H: (+84)24 66618991

Ms. An: (+84) 945 330 368                |    Sthuyan.fm