Dịch Vụ
Thủ tục nhập khẩu xe nâng – xe máy chuyên dùng
Thủ tục nhập khẩu xe nâng – xe máy chuyên dùng
Bạn muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu xe nâng – xe máy chuyên dùng
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình nhập khẩu xe nâng – xe máy chuyên dùng.
Các loại máy móc thiết bị có cùng loại thủ tục nhập khẩu như xe nâng bao gồm:
- Máy ủi, máy san, máy đào, máy xúc, máy cào, máy cạp, máy khoan, máy đóng cọc, máy ép cọc, máy rải bê tông, máy gia cố bề mặt đường, máy bơm bê tông, máy nghiền, xe trộn bê tông, máy kéo, máy cắt đá, máy kẹp, máy búa, máy phá dỡ,…
- Xe lu, xe tạo xung chấn, xe bơm bê tông, xe phun bê tông, xe phun, xe san cát, xe cấp nước, xe thang, xe băng tải, xe hút chất thải, xe nạp nhiên liệu máy bay, xe kéo, xe sơn, xe quét, xe tự đổ,
- Cần trục
- Tổ hợp máy đào giếng hố gas
- Xe nâng, xe chở hàng trong nhà xưởng,
- Xe địa hình, xe chở hàng bốn bánh
- Xe phục vụ giải khát trong sân golf,
Nếu bạn muốn thông quan nhanh chóng, giải phóng hàng đúng tiến độ, cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian cho công ty mình, thì vui lòng liên hệ với tôi.
Đăng kiểm xe nâng nhập khẩu
THÔNG TIN NGƯỜI NHẬP KHẨU CẦN BIẾT?
Phương tiện của bạn sẽ thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số #187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nếu có một trong các vi phạm sau:
- Xe máy chuyên dùng có số khung, số động cơ bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại
- Xe máy chuyên dùng có tay lái nghịch trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên
- Khung gầm của xe đã qua sử dụng (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới)
Thủ tục nhập khẩu xe nâng – xe máy chuyên dụng:
- Đăng ký đăng kiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Xin mang hàng về bảo quản – Tiến hành đăng kiểm
- Thông quan hàng hóa.
Bước 1: Đăng ký đăng kiểm
Trước khi hàng về, sau khi có Invoice, packing list, CQ và Catalogue, bạn đã có thể làm bộ hồ sơ đăng ký đăng kiểm.
Chi tiết hồ sơ và các bước đăng kiểm, bạn đọc thêm trong bài Đăng kiểm xe máy chuyên dùng nhé.
Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, bên Đăng kiểm sẽ cấp số đăng ký kiểm tra.
Bạn truyền V5 giấy đăng ký đăng kiểm và bảng kê chi tiết vào tờ khai nhập khẩu và truyền được rồi.
Lưu ý khi đăng kiểm thực tế:
- Từ chối kiểm tra với các lô hàng đề nghị kiểm tra có địa điểm đề nghị khác với địa điểm đã được ký xác nhận trong Giấy đăng ký kiểm tra (ví dụ: Địa điểm dự kiến kiểm tra là Hà nội nhưng lại đề nghị kiểm tra tại Hà tĩnh)
- Từ chối kiểm tra với các lô hàng không đề nghị kiểm tra hết (ví dụ: lô hàng có 10 xe nhưng chỉ đề nghị kiểm tra 5 xe)
- Các trường hợp ngoại lệ bất khả kháng phải có văn bản trình bày nêu rõ lý do và phải được lãnh đạo phòng phê duyệt.
- Xin thông báo để các doanh nghiệp biết và có kế hoạch chuẩn bị. Khi đăng ký hồ sơ phải xác định rõ địa điểm dự kiến kiểm tra. Các lô hàng dự kiến đưa về các khu vực khác nhau phải tách hồ sơ ngay từ đầu khi đăng ký.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan
Truyền tờ khai xong, bạn đem bộ hồ sơ xuống chi cục hai quan để làm thủ tục tiếp.
Vì hàng phải đăng kiểm, nên sẽ vào luồng Vàng hoặc Đỏ, chứ không Xanh được.
Đọc thêm bài viết về hồ sơ và trình tự làm thủ tục hải quan. Nếu bạn muốn xin mang hàng về bảo quản chờ kết quả đăng kiểm, thì nộp thêm công văn Xin mang hàng về bảo quản, theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Lưu ý các giấy tờ để xin mang hàng về bảo quản:
- Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi
- Thẩm định PCCC của khu vực kho bãi
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho, bãi (Hợp đồng thuê kho, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi có đủ chứng từ, đăng ký đăng kiểm, bảng kê chi tiết xe máy chuyên dùng, đơn đề nghị mang hàng về bảo quan, DN sẽ nộp hồ sơ cho hải quan à Duyệt thì sẽ cho bạn đưa hàng về kho bảo quản.
Bạn có thể kéo hàng về kho riêng rồi đăng kiểm tại kho hoặc đăng kiểm tại địa điểm hàng về (Cảng đến)
Sau khi có kết quả kiểm định (sau 3-5 ngày), bạn nộp bản GCN đăng kiểm điện tử cho hải quan để làm thông quan là xong. Lưu ý lấy giấy chứng nhận gốc tại Đăng kiểm để làm các thủ tục đăng ký xe và liên quan khác.
Các văn bản pháp luật liên quan
- Thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan;
- Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan
- Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của bộ GTVT về xe máy chuyên dùng.
Trong bài viết này chúng tôi đã hướng dẫn cách làm thủ tục nhập khẩu xe nâng – xe máy chuyên dùng đã liệt kê ở đầu trang.
Hy vọng bạn tìm thấy thông tin hữu ích cho việc làm thủ tục của mình.
Nếu bạn thấy các bước phức tạp, và muốn thuê dịch vụ logistics để làm thủ tục nhập khẩu tôi có thể giúp bạn.
Nếu bạn muốn thông quan nhanh chóng, giải phóng hàng đúng tiến độ, cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian cho công ty mình, thì vui lòng liên hệ với tôi
Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi:
Ms. Lê Thị Thùy An
SĐT: 0945 330368
Email: sales@binhanlogistics.com
Skype: thuyan.fm